Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

CPR (CARDIO PULMONARY RESUSCITATINON)


Gồm 5 bước
Bước 1: Danger ( Nguy hiểm)

Đảm bảo không còn nguy hiểm đối với nạn nhân và người cấp cứu.
Bước 2: Response (Đáp ứng)
- Trước tiên ta cần kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh.
- Nếu còn tỉnh ta đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục và lien tục theo dõi cho đến khi nhân viên y tế đến.
- Nếu bất tỉnh ta thực hiện tiếp bước 3
- Trước khi thực hiện tiếp bước 3 ta nên nới lỏng quần áo, lấy các vật cộm trong túi áo, quần của nạn nhân ra.
Bước 3: Air way (Khai thông đường thở)
- Lấy mọi dị vật gây tắc nghẽn đường thở trong miệng nạn nhân,kể cả răng già nếu có.
- Thông đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu. nếu nghi bị chấn thương cột sống cổ ta phải thực hiện như sau: nâng hàm nhẹ vừa phải,đủ để không khí vào, phải làm hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu không sẽ làm cho tổn thương đốt sống cổ của nạn nhân trở nên trầm trọng hơn.
- Trường hợp lấy hết dị vật ra nhưng đường thở vẫn chưa thong,ta phải dung phương pháp Hemlich
· Phương pháp Hemlich:
- Là cấp cứu ngay sau khi người bệnh bị nạn mà trong tay người cấp cứu không có đầy đủ phương tiện.
- Chỉ áp dụng trong trường hợp tối cấp, vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽ tử vong
- Đối với ngạt thở do chất lỏng (sữa, bột…): nhanh chóng khai thông đường thở, ngay lập tức nắm 2 cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu hướng xuống dưới, tay kia vỗ mạnh lưng trẻ để làm trẻ khóc mạnh lên.
- Dị vật không phải chất lỏng: làm nghiệm pháp Hemlich
- Với trẻ > 1 tuổi: thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở tư thế nằm
- Với trẻ lớn hoặc người lớn: thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm
- Với trẻ < 1 tuổi: theo uỷ ban phòng chống tai nạn và ngộ độc của Viện hàn lâm Mỹ cho rằng cấp cứu đầu tiên khi bị ngạt là nên thổi ngược lại (giống hô hấp nhân tạo) vì chấn thương bụng có thể xảy ra khi làm Hemlich
+ Hemlich tư thế nằm: đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, 2 bàn tay người cứunạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái 1 lần) để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn
+ Hemlich ngồi hoặc đứng : người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái 1 lần)
- Nếu biện pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông
Bước 4: Breathing (Nhịp thở)
Quan sát lồng ngực,tai cấp cứu viên để áp sát mũi, mắt nhìn lồng ngực nhằm:
- Nhìn: xem lồng ngực di động hay không.
- Nghe: nghe hơi thở.
- Cảm nhận: cảm nhận hơi ấm của nạn nhân.
Nhìn,nghe, cảm nhận trong vòng 5 giây để xác dịnh nạn nhân còn thở hay không. Nếu không thở, hà hơi thổi ngạt 5 lần liên tục.Chú ý quan sát lồng ngực có nâng lên hay không. Nếu thổi không đúng cách, lồng ngực sẽ không nâng lên được.
Nguyên nhân không khí không vào phổi được là:
- Ngửa đầu không đủ để thông thoáng đường thở.
- Có vật nghẽn đường thở.
- Áp miệng không đúng cách, không sát (khít) miệng nạn nhân.
- Bịt mũi không kín.
Bước 5:Circulation (Mạch)
Kiểm tra mạch cổ trong vòng 10 giây. Lúc này có 1 trong 2 trường hợp xảy ra:
· Trường hợp có mạch không thở:
- Tiếp thở: thổi 1 hơi nghỉ 5 giây, thực hiện 10 lần / 1 phút. 
- Sau đó trở lại kiểm tra mạch và thở.
- Lúc thổi ta phải quan sát xem lồng ngực có di động hay không.
· Trường hợp không mạch không thở:
Một cấp cứu viên: Ta làm các bước sau:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, cấp cứu viên quỳ thẳng gối bên hông nạn nhân, chân ngang vai nạn nhân. Dùng tay kiểm tra xương ức nhằm tìm đúng vị trí để nhấn tim.
- Ấn ngực 15 cái, thồi 2 hơi. Thực hiện như vậy 4 lần/ 1 phút.
- Sau đó kiểm tra lại mạch và nhịp thở. Lúc này cũng sẽ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra như trên.
Đối với 1 trong 2 trường hợp trên, sau khi thực hiện 1 phút nên kiểm tra lại nếu vẫn chưa hồi phục thì ta sẽ phải thực hiện tiếp tục cho đến khi nhân viên y tế đến. Nếu có thở, có mạch thì kiểm tra lại toàn thân nạn nhân nhằm tìm ra các chấn thương khác và sau đó đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục.
Hai cấp cứu viên: 
- Tư thế: hai người ngồi đối diện nhau,người thổi ngạt quỳ từ ngang vai trở lên đầu, người ấn tim quỳ từ vai trở xuống thân của nạn nhân.
- Thực hiện : Ấn 5 cái, thối 1 hơi .Thực hiện như vậy 10 lần / 1 phút.
- Người ấn tim vừa ấn vừa đếm.
- Người thổi ngạt lắng nghe để thực hiện đúng nhịp.
- Giữa hai người có thể đổi vị trí cho nhau trong khi thực hiện.
- Sau đó kiểm tra lại mạch và nhịp thở. Lúc này cũng sẽ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra như trên.
CPR cho trẻ em trên 12 tuổi: Tiến hành tương tự như người lớn.
CPR cho trẻ dưới 12 tuổi: Tiến hành như người lớn nhưng khi ấn chỉ dùng 1 tay và ấn sâu khoảng 2cm đến 3cm.
CPR cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Khi ấn chỉ dùng 2 ngón tay trỏ và giữa. ấn sâu từ 1cm đến 2cm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét