Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

6 món ngon nguy hiểm chết người


Có những món ăn khá phổ biến và tưởng chừng như hoàn toàn vô hại nhưng chúng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mặc dù vậy, bất chấp sự nguy hiểm đó, đa số những món ăn này đều được ưa chuộng ở các quốc gia vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.
1. Hàu

Hàu sống là món ăn được ưa thích, ngay cả ở Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ. Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.
2. Nấm

Một loại nấm độc.
Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm...
Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.
Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam... có cuống mập mạp.
3. Cá ngừ

Cá ngừ phi lê.
Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.
Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.
Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.
Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.
4. Cá nóc

Sashimi cá nóc.
Fugu (tiếng Nhật: dùng để chỉ những món ăn làm từ cá nóc) có chứa một loại chất độc cực mạnh có tên là tetrodotoxin có thể gây ra suy hô hấp và tử vong cho người dùng. Chất độc này chủ yếu nằm ở buồng trứng, gan, ruột của con cá và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể gây chết người. Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, người dân được khuyến cáo không nên ăn loại cá này vì nguy cơ ngộ độc cao.
Mặc dù vậy, ở Nhật, người ta vẫn ăn cá nóc nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những đầu bếp đã đủ điều kiện, được đào tạo bài bản và trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt mới được chế biến loại cá kịch độc này để tránh tai nạn chết người do cá nóc gây ra.
Fugu được dùng cho món sashimi và chirinabe. Phần gan cá ngon nhất nhưng cũng là độc nhất nên việc chế biến bộ phận này trong các nhà hàng bị cấm ở Nhật từ năm 1984. Mặc dù vậy, fugu vẫn là một trong những món ăn được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ phù tang.
5. Sannakji (Bạch tuộc sống)

Xúc tu của bạch tuộc sẽ liên tục ngo ngoe trên đĩa sẽ khiến nhiều người khiếp vía.
Món ăn này “sát hại” trung bình 6 người mỗi năm ở Hàn Quốc, và chắc chắc khiến rất nhiều người phải nhập viện nhưng Sannakji, món bạch tuộc sống, vẫn khiến nhiều người mê mệt.
Đây là một món ăn tươi sống độc đáo ở Hàn Quốc. Món này bao gồm một con bạch tuộc còn sống nhưng được cắt ra làm nhiều lát nhỏ và dùng trực tiếp, không qua chế biến và được ăn cùng dầu mè. Những chiếc xúc tu của con bạch tuộc sẽ liên tục cựa quậy trên đĩa khiến nhiều thực khách không khỏi hoảng sợ.
Nguy hiểm hơn, các xúc tu này có thể khiến bạn bị nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu không nhai kỹ, để chúng "ngo ngoe", chẹn ngang cổ họng của bạn. Giải pháp an toàn nhất chính là nhai 100 lần trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi miệng còn đầy những miếng sannakji còn sống.
6. Ackee

Đây là một loại quả thuộc họ vải, được xem như là "quốc quả" của đất nước Jamaica. Tuy nhiên, trên lớp vỏ của loại quả này chứa những chất không mấy an toàn với sức khỏe nếu ăn khi chúng vẫn còn xanh.
Nếu lỡ may nhiễm độc từ chúng, bạn có thể bị nôn mửa, co giật, thậm chí là tử vong. Để có một chuyến đi trong mơ tới đất nước vùng Tây Phi xinh đẹp, bạn nên lưu tâm một chút tới loại quả ackee để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Giải pháp duy nhất cho những ai vẫn muốn nếm thử loại quả tử thần này chính là hãy kiên nhẫn. Để thưởng thức hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của ackee, bạn nhất thiết phải chờ đợi cho đến khi quả chín, chuyển sang màu đỏ và lớp thịt quả tách ra khỏi hạt đen chứa độc tố ở bên trong. Sau đó, luộc chúng lên, nêm gia vị thích hợp và ăn cùng cá ướp muổi. Và thế là bạn đã có một món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Jamaica.
SuZi Nguyễn

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

CPR (CARDIO PULMONARY RESUSCITATINON)


Gồm 5 bước
Bước 1: Danger ( Nguy hiểm)

Đảm bảo không còn nguy hiểm đối với nạn nhân và người cấp cứu.
Bước 2: Response (Đáp ứng)
- Trước tiên ta cần kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh.
- Nếu còn tỉnh ta đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục và lien tục theo dõi cho đến khi nhân viên y tế đến.
- Nếu bất tỉnh ta thực hiện tiếp bước 3
- Trước khi thực hiện tiếp bước 3 ta nên nới lỏng quần áo, lấy các vật cộm trong túi áo, quần của nạn nhân ra.
Bước 3: Air way (Khai thông đường thở)
- Lấy mọi dị vật gây tắc nghẽn đường thở trong miệng nạn nhân,kể cả răng già nếu có.
- Thông đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu. nếu nghi bị chấn thương cột sống cổ ta phải thực hiện như sau: nâng hàm nhẹ vừa phải,đủ để không khí vào, phải làm hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu không sẽ làm cho tổn thương đốt sống cổ của nạn nhân trở nên trầm trọng hơn.
- Trường hợp lấy hết dị vật ra nhưng đường thở vẫn chưa thong,ta phải dung phương pháp Hemlich
· Phương pháp Hemlich:
- Là cấp cứu ngay sau khi người bệnh bị nạn mà trong tay người cấp cứu không có đầy đủ phương tiện.
- Chỉ áp dụng trong trường hợp tối cấp, vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽ tử vong
- Đối với ngạt thở do chất lỏng (sữa, bột…): nhanh chóng khai thông đường thở, ngay lập tức nắm 2 cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu hướng xuống dưới, tay kia vỗ mạnh lưng trẻ để làm trẻ khóc mạnh lên.
- Dị vật không phải chất lỏng: làm nghiệm pháp Hemlich
- Với trẻ > 1 tuổi: thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở tư thế nằm
- Với trẻ lớn hoặc người lớn: thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm
- Với trẻ < 1 tuổi: theo uỷ ban phòng chống tai nạn và ngộ độc của Viện hàn lâm Mỹ cho rằng cấp cứu đầu tiên khi bị ngạt là nên thổi ngược lại (giống hô hấp nhân tạo) vì chấn thương bụng có thể xảy ra khi làm Hemlich
+ Hemlich tư thế nằm: đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, 2 bàn tay người cứunạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái 1 lần) để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn
+ Hemlich ngồi hoặc đứng : người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái 1 lần)
- Nếu biện pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông
Bước 4: Breathing (Nhịp thở)
Quan sát lồng ngực,tai cấp cứu viên để áp sát mũi, mắt nhìn lồng ngực nhằm:
- Nhìn: xem lồng ngực di động hay không.
- Nghe: nghe hơi thở.
- Cảm nhận: cảm nhận hơi ấm của nạn nhân.
Nhìn,nghe, cảm nhận trong vòng 5 giây để xác dịnh nạn nhân còn thở hay không. Nếu không thở, hà hơi thổi ngạt 5 lần liên tục.Chú ý quan sát lồng ngực có nâng lên hay không. Nếu thổi không đúng cách, lồng ngực sẽ không nâng lên được.
Nguyên nhân không khí không vào phổi được là:
- Ngửa đầu không đủ để thông thoáng đường thở.
- Có vật nghẽn đường thở.
- Áp miệng không đúng cách, không sát (khít) miệng nạn nhân.
- Bịt mũi không kín.
Bước 5:Circulation (Mạch)
Kiểm tra mạch cổ trong vòng 10 giây. Lúc này có 1 trong 2 trường hợp xảy ra:
· Trường hợp có mạch không thở:
- Tiếp thở: thổi 1 hơi nghỉ 5 giây, thực hiện 10 lần / 1 phút. 
- Sau đó trở lại kiểm tra mạch và thở.
- Lúc thổi ta phải quan sát xem lồng ngực có di động hay không.
· Trường hợp không mạch không thở:
Một cấp cứu viên: Ta làm các bước sau:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, cấp cứu viên quỳ thẳng gối bên hông nạn nhân, chân ngang vai nạn nhân. Dùng tay kiểm tra xương ức nhằm tìm đúng vị trí để nhấn tim.
- Ấn ngực 15 cái, thồi 2 hơi. Thực hiện như vậy 4 lần/ 1 phút.
- Sau đó kiểm tra lại mạch và nhịp thở. Lúc này cũng sẽ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra như trên.
Đối với 1 trong 2 trường hợp trên, sau khi thực hiện 1 phút nên kiểm tra lại nếu vẫn chưa hồi phục thì ta sẽ phải thực hiện tiếp tục cho đến khi nhân viên y tế đến. Nếu có thở, có mạch thì kiểm tra lại toàn thân nạn nhân nhằm tìm ra các chấn thương khác và sau đó đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục.
Hai cấp cứu viên: 
- Tư thế: hai người ngồi đối diện nhau,người thổi ngạt quỳ từ ngang vai trở lên đầu, người ấn tim quỳ từ vai trở xuống thân của nạn nhân.
- Thực hiện : Ấn 5 cái, thối 1 hơi .Thực hiện như vậy 10 lần / 1 phút.
- Người ấn tim vừa ấn vừa đếm.
- Người thổi ngạt lắng nghe để thực hiện đúng nhịp.
- Giữa hai người có thể đổi vị trí cho nhau trong khi thực hiện.
- Sau đó kiểm tra lại mạch và nhịp thở. Lúc này cũng sẽ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra như trên.
CPR cho trẻ em trên 12 tuổi: Tiến hành tương tự như người lớn.
CPR cho trẻ dưới 12 tuổi: Tiến hành như người lớn nhưng khi ấn chỉ dùng 1 tay và ấn sâu khoảng 2cm đến 3cm.
CPR cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Khi ấn chỉ dùng 2 ngón tay trỏ và giữa. ấn sâu từ 1cm đến 2cm.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

RUỘT THỪA ĐÔI, BỆNH LÝ NGUY HIỂM


Ruột thừa đôi là một trường hợp bất thường rất khó chẩn đoán, nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu bị bỏ qua trong khi phẫu thuật. Bất thường này có dấu hiệu gì? Bệnh nguy hiểm nếu bỏ sót
Tuy là một bệnh ít gặp, nhưng các biến chứng phát sinh từ một ruột thừa đôi bị bỏ qua có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Từ ca bệnh sau đây chúng ta sẽ tìm ra những dấu hiệu có ích cho chẩn đoán ruột thừa đôi.
Các týp ruột thừa đôi theo phân loại Cave-Wallbridge.
Bệnh nhân 35 tuổi, đau hố chậu phải, khám lâm sàng và các xét nghiệm thấy tình trạng viêm ruột thừa cấp tính. Bệnh nhân đã được mổ nội soi cắt ruột thừa. Ruột thừa cắt ra, nhìn đại thể là bình thường, sau mổ không có biến chứng, không có bất thường nào khác. Bệnh nhân được xuất viện sau phẫu thuật 4 ngày. Nhưng 8 ngày sau bệnh nhân nhập viện lại trong tình trạng: đã 3 ngày đau bụng dưới, đau nhiều vùng hố chậu phải, kèm theo đầy bụng và nôn mửa. Bác sĩ khám thấy: bệnh nhân sốt, nhịp tim nhanh, thể trạng kém, có phản ứng thành bụng; ấn điểm Mcburney đau; các xét nghiệm cho thấy tình trạng viêm, nhiễm khuẩn nặng. Chụp CTscan cho thấy có một khối nhỏ chứa khí và chất lỏng nằm dưới đoạn thứ ba của tá tràng với một cấu trúc hình ống mỏng kéo dài từ khối này đến đoạn cuối hồi tràng. Nhận định ban đầu là: khả năng cao của viêm túi thừa Meckel và bị thủng ở đoạn đầu. Khi tiến hành phẫu thuật nội soi, bác sĩ phát hiện thấy một áp-xe sau manh tràng, xung quanh một ruột thừa thứ hai đang trong tình trạng hoại tử và rất dễ vỡ, đi từ các gốc manh tràng. Khi đó, bác sĩ tìm thấy ngay gốc ruột thừa từ phẫu thuật cắt ruột thừa lần trước, được khâu với vicryl còn nguyên vẹn. Tiến hành cắt ruột thừa thứ 2. Tuy nhiên hậu phẫu lần này phải kéo dài do tắc ruột và đau nhiều. Vì vậy bệnh nhân được xuất viện sau phẫu thuật 10 ngày. Chẩn đoán mô học cho thấy đây là một ruột thừa hoại tử, so sánh với ruột thừa cắt lần đầu thì cả hai lần phẫu thuật đã cắt 2 ruột thừa.
Các dạng ruột thừa đôi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ruột thừa có sự thay đổi về kích thước và vị trí là khá phổ biến, nhưng sự bất thường của ruột thừa đôi là hiếm và có thể được liên kết với các bất thường bẩm sinh khác. Theo một thống kê, trong 50.000 mẫu ruột thừa chỉ có 2 trường hợp ruột thừa đôi bẩm sinh. Tỷ lệ của ruột thừa đôi được ước tính là 0,004%. Trong đó phải phân biệt giữa ruột thừa đôi với túi thừa đơn độc của manh tràng, được tìm thấy ở cạnh bên trong của góc hồi manh tràng và không chứa mô lympho.
Theo phân loại Cave-Wallbridge dựa trên các trường hợp báo cáo và phân chia ruột thừa đôi thành ba loại gồm: týp A là một manh tràng với gốc ruột thừa bình thường, chỉ có 1 phần nhân đôi. Týp B là một manh tràng với hai ruột thừa hoàn toàn riêng biệt và được chia thành hai nhóm nhỏ là: loại B1 là hai ruột thừa nằm đối xứng ở hai bên của góc hồi manh tràng, giống như ở các loài chim; loại B2 còn gọi là loại “dải cơ dọc manh tràng” là một ruột thừa xuất phát từ gốc manh tràng như bình thường và ruột thừa thứ hai ở vị trí dọc theo các dải cơ dọc khác với ruột thừa thứ nhất. Týp C là nhân đôi đầu manh tràng, từng manh tràng có ruột thừa riêng của mình.
Trở lại trường hợp bệnh nhân ở trên, ruột thừa đôi của bệnh nhân này thuộc loại B2 và đây là ruột thừa đôi thường gặp nhất. Tuy hiếm, nhưng ruột thừa đôi vẫn có thể gặp. Nếu bỏ qua ruột thừa đôi có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Cảnh giác phát hiện bệnh
Qua trường hợp trên, bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt ruột thừa nên chú ý về khả năng của ruột thừa đôi. Bác sĩ cần kiểm tra manh tràng khi cắt ruột thừa trong quá trình phẫu thuật để loại trừ các bất thường ruột thừa. Việc ghi nhớ phân loại Cave-Wallbridge rất có ích cho bác sĩ phẫu thuật để phát hiện các dạng của ruột thừa đôi.
Đối với bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa: cần cảnh giác khi đang trong những ngày hậu phẫu mà có sốt trở lại, có đau bụng dưới, đau nhiều vùng hố chậu phải, có đầy bụng, nôn mửa. Tự ấn vùng hố chậu phải thấy đau, sờ vào thành bụng có phản ứng khác thường... Khi đó cần nhanh chóng trở lại bệnh viện đã mổ ruột thừa cho mình để được khám và chẩn đoán điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên đi khám ở một nơi khác vì sự theo dõi bệnh không được đầy đủ chi tiết bằng nơi bệnh nhân đã mổ, dễ dẫn đến việc chẩn đoán khó chính xác một trường hợp ruột thừa đôi. Hiểu biết về ruột thừa đôi giúp bệnh nhân thông cảm và phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị.