Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

UNG THƯ PHỔI

 UNG THƯ PHỔI
I. ĐẠI CƯƠNG

Ngày nay là một bệnh phổi thường gặp, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh phổi. Nguyên nhân hàng đầu là do hút thuốc lá (chủ động và thụ động).
          

Hình ảnh phổi phải (gồm 3 thuỳ), phổi trái (2 thuỳ), phế quản, khí quản, hạch lymphô, khối Ung thư
Ung thư phổi được chia thành 2 loại: 
- Ung thư phổi tiên phát.
- Ung thư phổi thứ phát. 
Ung thư phổi tiên phát.
Ung thư tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
- TB ung thư có nguồn gốc từ các TB thần kinh nội tiết (neuroendocrine cell) nằm ở sát màng đáy, xen giữa các TB biểu mô trụ.
- Các TB K tròn hoặc bầu dục, nhỏ, bào tương ít, đều nhau bắt màu đậm (oat - cell carcinoma), giống TB lympho, đứng thành đám lớn.
- Ung thư TB nhỏ có hình ảnh khác biệt với các thể UNG THƯ phổi
- Ung thư TB nhỏ có tiên lượng xấu, di căn sớm, chiếm 15% trong ung thư phổi, triệu chứng ban đầu nghèo nàn nên khi được chẩn đoán xác định thì ung thư đã di căn, có thể chế tiết hormon và được điều trị theo phương pháp riêng. 
Ung thư tế bào lớn (large cell carcinoma)
- Ung thư xuất phát từ TB vách phế nang hoặc phế quản tận, tương ứng thể lan tràn hoặc ở ngoại vi.
- TB UNG THƯ kém biệt hoá, kích thước lớn, có sự đa dạng về nhân (nuclear pleomorphism). Các TB có thể dứng thành đám hoặc tạo thành hình giống tuyến.
- U phát triển nhanh, tiên lượng xấu.
Ung thư phổi di căn theo 4 đường:
- Xâm nhập tại chỗ: UNG THƯ xâm nhập ra mô phổi xung quanh dọc theo phế quản, xâm lấm màng phổi và trung thất.
- Di căn theo đường lympho đến hạch rốn phổi. Hạch di căn đè ép mô xung quanh gây các hội chứng lâm sàng.
- Di căn trong khoang màng phổi gây tràn dịch.
- Di căn theo đường máu đến não, xương, gan, tuyến thượng thận. Di căn xương thường ở xương sườn, cột sống, xương đùi, xương chày, hay gây gãy xương bệnh lý. 
                           K phổi di căn não
                       

II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Triệu chứng phế quản:
- Ho: ho khạc đờm kéo dài, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. số lượng máu thường ít(dây máu).
- Khó thở: ở giai đoạn đầu người bệnh cảm thấy có khó thở tức ngực nhẹ, giai đoạn sau thường khó thở nặng dần (có thể do phế quản bị chèn ép xâm lấn nhiều, gây xẹp thuỳ phổi, bội nhiễm, di căn tiết dịch màng phổi...)
2. Hội chứng nhiễm trùng: không thường xuyên. Có khi có tình trạng bội nhiễm, ứ trệ phía dưới khối u.
3. Các dấu hiệu do sự phát triển, xâm lấn và chèn ép của khối u
- Hội chứng trung thất
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác...
- Hội chứng Pierre Marie: Sưng đau các khớp, ngón tay dùi trống..
- Hội chứng nội tiết: hc cushing, hc schwartz-barter
- Dấu hiệu chèn ép thần kinh: chèn ép đám rối thần kinh cánh tay, chèn ép thần kinh giao cảm cổ, chèn ép thần kinh quặt ngược...
- Chèn ép thực quản: nuốt khó, vướng.
- Đau ngực
4. Dấu hiệu toàn thân
- Mệt mỏi, gầy sút cân nhiều và nhanh, sốt nhẹ...
- Hạch thượng đòn, hạch nách...
III. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
3.1. Dấu hiệu X quang:
- Tổn thương dạng đám mờ ranh giới không rõ ràng tương đối thuần nhất, thường nằm ở một phân thuỳ hoặc một thuỳ phổi.
- Tổn thương dạng nốt mờ
- Tổn thương dạng hang thành dầy phá huỷ lệch tâm...
- Có thể thấy hình ảnh xẹp thuỳ phổi, tràn dịch màng phổi...  Hình ảnh học
                                  
            Hình ảnh Ung thư phổi trên phim X quang
3.2. Chụp CT. Scanner: thấy được kích thước khối u, mức độ xâm lấn xung quanh(thành ngực, trung thất, hạch..). khi chụp có bơm thuốc cản quang sẽ thấy hình khối u tỷ trọng cao ngấm thuốc không đều).
         
                               Hình ảnh Ung thư phổi trên CT scan
3.3. Soi phế quản ống mềm:
- Đây là kỹ thuật có giá trị chẩn đoán rất cao. Qua nội soi có thể thấy được vị trí khối u, hình thái (dạng thâm nhiễm, dạng sùi, hoại tử chảy máu...).
- Cũng qua nội soi tiến hành sinh thiết mảnh tổ chức nghi ngờ làm mô bệnh học. Đây được coi là một tiêu chuẩn vàng.
                  

3.4. Một số xét nghiệm khác:
- Chọc hút sinh thiết hạch thượng đòn.
- Chọc hút dịch màng phổi tìm tế bào Ung thư 
- Sinh thiết màng phổi mù
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị triệu chứng:
- Giảm ho: terpicod, codepect: 4v/ngày. Khi có ho khạc máu dùng thêm các thuốc cấm máu như: hypantin, adona, đông miên...
- Đau ngực: dùng theo phác đồ bậc thang
+ Bậc 1: Paracetamol, voltarel
+ Bậc 2: Phối hợp giảm đau có thành phần morphin nhẹ và thuốc giảm đau khác: efferalgan codein + voltarel
+ Bậc 3: Morphin
4.2. Corticoid: prednisolon 5mg, derpesolon30mg. liều có thể từ 1,5-2mg/kg/ngày.
4.3. Kháng sinh: Chỉ cho khi có tình trạng bội nhiễm
4.4. Điều trị khối u:
a. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ: tuỳ vào mức độ xâm lấn lan rộng của tổn thương mà có thái độ điều trị khác nhau
- Loại khu trú ở lồng ngực: Tia xạ kết hợp đa hoá trị liệu
- Loại lan rộng: đa hoá trị liệu
Hóa trị liệu là nền tảng trong xử trí ung thư phổi tế bào nhỏ.
Độ sống còn có thể được cải thiện khi kết hợp hóa trị với xạ trị.
            Các phác đồ hiệu quả bao gồm:
            *Cisplatin (Platinol) và các phác đồ tiêu chuẩn có chứa cisplatin dù tỉ lệ đáp ứng với cisplatin đơn độc chỉ là 20% đối với giai đoạn IIIB-IV của bệnh, với tỉ lệ sống còn sau 3 năm là 8%. 
             *Các phác đồ phối hợp có thể cải thiện sự sống còn trung bình là 2 tháng, tỉ lệ sống còn sau 5 năm đối với giai đoạn III của bệnh tăng 10%.
              *Etoposide (Toposar): Có hiệu quả khi kết hợp với cisplatin và xạ trị.
b. Ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ: Tuỳ theo giai đoạn:
- IA, IB, IIA, IIB: Phẫu thuật
- IIIA: hoá trị liệu trước, phẫu thuật sau.
- IIIB: hoá trị liệu có platine, sau đó tia xạ.
- IV: nếu thể trạng còn tốt: hoá trị liệu có platine và vinorelbine
4.5. Miễn dịch trị liệu: có thể dùng Levamisol, Cycloferon, BCG... hiện nay nước ta đã nghiên cứu thành công Aslem và đang được đưa vào điều trị với kết quả rất tốt và giá thành cũng khá rẻ so với một số thuốc ngoại.

V. TIÊN LƯỢNG
Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào loại tế bào, giai đoạn, điều trị, tình trạng toàn thân, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.
+ Nhìn chung, đối với tất cả các thể và giai đoạn hỗn hợp, độ sống còn sau 5 năm là 15%, thay đổi tùy theo giai đoạn
     - Khu trú tại chỗ (giai đoạn I và II): độ sống còn sau 5 năm là 50%
     - Chưa lan rộng: 20%
     - Di căn xa: 2%
+ Ung thư phổi tế bào nhỏ: độ sống còn sau 5 năm là 5%.
Tầm soát ung thư phổi: Chụp X-quang phổi, Xét nghiệm tế bào đờm, Xét nghiệm chỉ số ung thư CEA, Chụp CT phổi cường độ thấp.
XẠ TRỊ
Điều trị ung thư như thế nào ?
Hiện nay có các phương pháp điều trị có hiệu quả là:
  • Phẫu thuật
  • Tia xạ (dùng các tia phóng xạ gồm các tia X và tia gamma, chất phóng xạ hoặc các chất có hoạt tính phóng xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Các thuốc chống ung thư.
  • Các hooc - môn.
Phương pháp xạ trị là gì?
Là phương pháp sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng nượng cao để phá vỡ các tế bào ung thư. Tia X từ lâu đã được các bác sĩ sử dụng để chụp bên trong cơ thể người. Mức năng lượng của bức xạ được sử dụng để chữa bệnh ung thư là Mega Vôn, cao hơn nhiều so với mức Kilô Vôn của tia X sử dụng trong chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, lượng phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư cũng cao hơn nhiều lần so với mức phóng xạ dùng trong chuẩn đoán. Sự ra đời của phương pháp xạ trị Mêga Vôn đã làm tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân một cách rõ rệt đồng thời làm giảm thiểu các tác dụng phụ.
Phương pháp xạ trị hoạt động như thế nào?
Các tế bào khoẻ mạnh phân chia và tự thay thế theo một quá trình có trật tự, giữ cơ thể khoẻ mạnh và phục hồi các cấu trúc khi cần thiết. Bệnh ung thư xuất hiện khi khả năng phân chia và thay thế theo đúng trật tự bị mất đi. Các tế bào bệnh phân chia rất nhanh tạo ra các khối kết của mô gọi là khối u và các khối u này lan ra các mô và các bộ phận xung quanh (đôi khi lan hẳn ra phần khác của cơ thể).
Phương pháp xạ trị phá huỷ DNA của các tế bào ung thư (DNA là thông tin gen tối quan trọng quyết định quá trình sản sinh. Khi DNA bị phá huỷ, các tế bào ung thư không còn khả năng sản sinh và làm cho khối u co lại. Các tế bào phát triển càng nhanh thì càng nhạy cảm với các tác động của tia xạ.
Có thể sử dụng các màng chắn đặc biệt để bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Nhưng dù đã có bảo vệ nhưng một số tế bào khoẻ mạnh vẫn bị ảnh hưởng của tia xạ. Tuy nhiên, các tế bào khoẻ mạnh này có khả năng phục hồi hoàn toàn sau khi bị tác động của tia xạ. Đó là do các tế bào này có thể sử dụng cơ chế tự phục hồi của cơ thể người tốt hơn để phục hồi lại những tổn thương DNA. Sự khác biệt này đã được lợi dụng để chữa ung thư phân theo nhiều giai đoạn.
Mục đích của phương pháp xạ trị là gì?
Xạ trị là một phương pháp hiệu quả cho nhiều loại bệnh ung thư trên nhiều phần của cơ thể. Mục đích chính của phương pháp này là điều trị khỏi bệnh ung thư. Và một mục đích khác của xạ trị là loại bỏ các triệu chứng như đau đớn, chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng quan trọng.
Đối với nhiều bệnh nhân, xạ trị là phương pháp duy nhất mà họ cần để điều trị. Đối với một số khác bệnh nhân, xạ trị cũng có thể được kết hợp với các phương pháp khác để điều trị như phẫu thuật và hoá trị liệu.
Xạ trị là dùng tia có mức năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư làm cho chúng ngừng tăng trưởng và phân chia. Các chuyên gia gọi phương pháp này là xạ trị ung thư.
Có mấy loại xạ trị ?
Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tác động trực tiếp lên tế bào ung thư ngay tại vùng xạ trị. Xạ trị có thể dùng máy (xạ trị ngoài). Xạ trị cũng có thể là xạ trị bên trong (túi chứa hoạt chất phóng xạ) đặt trong cơ thể trực tiếp trên khối u hoặc đặt gần khối u (gọi là xạ trị trong). Một số bệnh nhân được dùng đồng thời 2 loại xạ trị này.
Xạ trị ngoài thường dùng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh viện hay nằm viện 5 ngày hoặc vài tuần. Người bệnh không mang chất phóng xạ trong người trong lúc điều trị hay sau khi điều trị.
Đối với xạ trị trong, người bệnh buộc phải nằm viện ít hôm.Chất phóng xạ cấy trong cơ thể người bệnh tạm thời hay thường trực. Bởi vì mức chất phóng xạ cao trong suốt thời gian nằm viện, người bệnh không được phép thăm viếng, hay cho người khác đến thăm, nếu có chỉ được thăm trong thời gian ngắn, nhằm tránh lây nhiễm chất phóng xạ cho người khác. Khi gở bỏ chất phóng xạ, thì sẽ không còn hoạt tính phóng xạ trong cơ thể nữa. Số lượng chất phóng xạ thường trực giảm xuống tới mức an toàn khi người bệnh ra viện.
Tác dụng phụ của xạ trị là gì?
Với xạ trị, tác dụng phụ tuỳ thuộc vào liều xạ trị, vị trí xạ trị trên cơ thể. Tác dụng phụ thường gặp nhất là mệt mỏi, phản ứng da (như đỏ da,tăng sắc tố da, sẹo da) ở vùng xạ trị và chán ăn. Xạ trị có thể gây viêm mô và cơ quan quanh vùng xạ trị. Ngoài ra, xạ trị có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu, là loại tế bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Mặc dù tác dụng phụ của xạ trị thuờng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu,nhưng tác dụng phụ này có thể điều trị và kiểm soát được.
HÓA TRỊ
Từ thập niên 70, hóa trị liệu pháp thường được dùng kết hợp với phẫu thuật để trị liệu bệnh ung thư. Nhưng rồi sau đó, người ta nhận thấy rằng ung thư trong một số trường hợp, không phải chỉ định vị một chỗ mà các tế bào ung thư có thể di căn đến những cơ quan khác. Việc sử dụng hóa trị liệu điều trị tổng quát có thể tấn công vào những tế bào di căn, phòng ngừa sự lan truyền cũng như tái phát, làm giảm bớt khối u hỗ trợ cho việc điều trị bằng phẫu thuật.
Cách dùng như thế nào?
Trong đa số các trường hợp, hóa trị liệu được sử dụng dưới dạng truyền dịch với nhiều hợp chất kết hợp. Việc sử dụng qua đường uống còn đang được lượng giá và có thể áp dụng trong mười năm tới như là việc điều trị hỗ trợ.
Chọn những chất nào?
Chọn hóa chất thích hợp là cả một quá trình nghiên cứu của các chuyên gia trị liệu tùy thuộc vào tuổi tác, tiền căn tiền sử, đặc tính của khối u, việc có hay không có nổi hạch, liều lượng như thế nào để đạt hiệu quả trị bệnh và hạn chế độc tính...
Việc điều trị có thay đổi với bệnh nhân?
Cần thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố xảy ra trong đợt điều trị đầu tiên như tổng trạng bệnh nhân, ảnh hưởng của thuốc lên các cơ quan trong cơ thể, có cần đặt ống thông không...
Những chất nào thường được dùng?
Ngoại trừ những chất cổ điển thường xuyên sử dụng như thiotepa, vinorelbine... những phân tử mới hiện nay thường dùng là:
- Taxanc, kết quả đầy triển vọng nhất là với những khối u ở vú, ở buồng trứng, độc tính chấp nhận được.
- Dẫn xuất của camptotécine lấy từ một loại cây ở Trung Quốc có tên cây của niềm vui, đó là irinotécan và topotécan thường được dùng kết hợp với taxane trong các trường hợp ung thư di căn ở trực tràng và hậu môn.
Thời gian bao lâu?
Một chu kỳ hóa trị liệu thường kéo dài trong 5-6 ngày. Phải kiểm tra máu, đếm hồng cầu, bạch cầu 1-2 lần trong tuần. Việc điều trị thường đòi hỏi thời gian từ 6 tháng đến nhiều năm.
Còn hóa liệu pháp mạnh?
Sau khi chế ngự được một số tác dụng phụ, người ta có thể gia tăng liều lượng thuốc để tăng hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc tiêu hủy các nguyên hồng cầu (tế bào tạo ra hồng cầu) ở tủy sống. Để tránh hậu quả của việc dùng thuốc có thể dẫn đến tử vong, sau một đợt điều trị bình thường, người ta lấy các nguyên hồng cầu làm đông lạnh. Và sau khi điều trị bằng hóa liệu pháp mạnh, các nguyên hồng cầu này được tiêm vào tủy sống để tái tạo máu.
Phản ứng phụ như thế nào? Làm sao giảm tác dụng phụ?
Đây là những chất độc cho cơ thể và gây ra những phản ứng phụ sau:
Buồn nôn và nôn: làm giảm bớt bằng các thuốc chống nôn cho vào dung dịch tiêm truyền làm giảm bớt 95% cảm giác khó chịu và không gây hậu quả xấu.
Làm biến đổi và gây loét thành mạch. Hiện nay để cải thiện tình trạng này, người ta đặt một ống thông trong các tĩnh mạch trung tâm. Như thế sự tuần hoàn máu sẽ nhanh và làm giảm thời gian tiếp xúc giữa hóa chất với thành mạch.
Táo bón: được điều trị bằng thuốc nhuận trường.
Làn da bị khô héo: dùng các loại sản phẩm làm ẩm làn da.
Rụng tóc: xuất hiện từ ngày thứ 20 trở đi được tiên liệu trước bằng cách làm lạnh mái tóc. Một mủ gây lạnh được đội lên đầu trong khi truyền dịch để làm giảm lượng máu lưu hành lên mái tóc và như thế lượng hóa chất tác dụng lên tóc sẽ giảm bớt. Biện pháp này tuy không thuận tiện cho lắm nhưng không gây đau đớn.
Bệnh nhiễm trùng: dễ bị phối nhiễm do thường xuyên lấy máu được điều trị bằng kháng sinh.
Trầm cảm: cần có chuyên viên điều trị nếu xảy ra. Người thân cần hiểu những đau đớn buồn phiền của người bệnh, tạo bầu không khí thông cảm và hiểu biết. Lòng nhân ái là một yếu tố cần thiết với những nhà ung thư học bởi vì sau căn bệnh hiểm nghèo là người bệnh và nỗi đau.
Có thể sống bình thường khi điều trị bằng hóa liệu pháp không?
Hóa trị liệu ngày càng dễ thích nghi với cuộc sống bình thường. Khi bắt đầu điều trị, nhà ung thư học sẽ giao cho bệnh nhân một cuốn sổ có ghi số điện thoại khẩn cấp. Một trang tự ước lượng, đánh giá để bệnh nhân tự ghi lại những biến đổi trong cơ thể cũng như ý nghĩ của mình khi dùng thuốc.
Những điều cần tránh: không nên đi xem phim hay những nơi đông người để hạn chế bị nhiễm trùng (vi khuẩn, siêu vi).
Thuốc: không nên dùng thuốc giảm đau nhóm Aspirin vì đấy là chất chống đông máu. Hóa trị liệu làm giảm tiểu cầu, một yếu tố can thiệp vào quá trình đông máu.
Thể thao: có thể tập thể dục nhẹ để giữ thể lực nhưng tránh những môn thể thao nặng vì sự gắng sức không thích hợp cho công tác điều trị.
Có thể làm việc được không? Nếu tiếp tục theo đuổi công việc là một việc làm đáng ngưỡng mộ, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng thể lực, trí tuệ và tinh thần của bệnh nhân.
NIỀM HY VỌNG CỦA TƯƠNG LAI
Nhiều phân tử hóa chất đang được nghiên cứu và một số đang được đánh giá:
- Các chất làm nghẽn mạch: Giữ vai trò ngăn chặn máu đi vào nuôi dưỡng khối u. Khối u không được nuôi dưỡng sẽ chết và tự tiêu.
- Các chất biến đổi: Biến các tế bào ung thư thành tế bào bình thường.
- Vaccin chống lại một số bệnh ung thư.
- Điện hóa trị liệu: Bléomycine, một phân tử đã được dùng từ năm 1972 nhưng có bất tiện là không thâm nhập vào tế bào. Tạo ra các xung động điện vào tế bào ung thư, chúng sẽ trở nên dễ thẩm thấu và Bléomycine sẽ tác dụng trực tiếp lên tế bào ung thư mà không gây hậu quả trên các tế bào lành.
 Nguồn: yhvn.vn/node- www.benhhoc.com - ungthuvn.com - www.medinet - www.thegioisuckhoe.com 

SCLC (Small Cell Lung cancer): ung thư phổi tế bào nhỏ

Bài này được lâý từ Blog Fenylalanin là DS, đang làm việc trong 1 BV taị Thụy Điển.
 "Läkemedelsboken" 2007/2008.  
Báo "Oncologi, den oberoende tidningen för svensk cancervård".
Tiến trình phát triển của bệnh SCLC (Small Cell Lung cancer): ung thư phổi tế bào nhỏ theo các nhà nghiên cứu về bệnh ung thư cho biết đây là loại ung thư ác tính và quá trình diễn biến xảy ra rất nhanh. Hơn 50% BN khi được chẩn đoán bệnh đã bước sang giai đoạn di căn có nghĩa là tế bào ung thư đã lan đến não và xương... Khi đó phẫu thuật không còn tác dụng nữa. Mức sống trung bình của người ung thư phổi tế bào nhỏ nếu không điều trị là 2 tháng, nếu chưa bị lan ra các bộ phận khác thì 5 tháng, nếu chỉ bị trong khu vực ung thư thì cơ hội sống 1 năm cao nhất là 5%.
SCLC (Small Cell Lung cancer) rất nhạy với Cytastaticum. Nếu BN chưa bị di căn và được điều trị bằng hóa chất thì mức sống sẽ kéo dài thêm 15-18 tháng. Nếu BN đã bị di căn thì mức sống kéo dài giảm, chỉ thêm 8-12 tháng. Tuy nhiên, có những BN sau khi giải phẫu và lành bệnh cũng có thễ bị tái phát trong vòng 1-2 năm và số người này sống đến 5 năm không quá 5%.
Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ rất khác với θ ung thư phổi  không phải tế bào nhỏ. Phẫu thuật hầu như không phải là phương pháp giải quyết trong θ ung thư phổi tế bào nhỏ  nên việc sử dụng phẫu thuật rất hạn chế.
Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ ở vị trí còn giới hạn chưa di căn hoặc đã di căn là Cisplatin hoặc Carboplatin + Etoposid  cùng với xạ trị để ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan qua  hạch, não và xương. Liều lượng tùy thuộc BN được điều trị bằng một loại hóa chất hoặc kết hợp nhiều loại hóa chất khác nhau. Tùy theo BN là trẻ em hay người lớn, cũng tùy theo sức chịu đựng của từng cơ thể.
Nếu tế bào ung thư đã lan ra các bộ phân khác trong cơ thể thì có thể kết hợp các loại hóa chất như Cyclofosfamid + Etoposid + Doxorubicin và xạ trị.
Kháng thể đơn dòng (Monoclonal Antibodies) điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, não và xương được sử dụng thông thường nhất là Bevacizumab (Avastin) kết hợp với các loại hóa chất như Irinotecan (Campto), Vincristine (Oncovine), Cyclofosfamid (Sendoxan), hoặc Etoposid (Eposid, Vepesid).
Bắt đầu điều trị bằng hóa chất theo như thường lệ là 4-6 chu kỳ. Mổi chu kỳ dài 3 tuần lễ. Với BN trên 70 tuổi hoặc cơ thể yếu không có sức chịu đựng θ bằng hóa chất có thể giảm liều thấp hơn hoặc không sử dụng hóa chất. Nếu tế bào ung thư chưa di căn thì có thể kết hợp hóa trị và xạ trị, cơ hội sống có thể kéo dài thêm 3 năm từ 10-15%.
Khi mức sống được kéo dài thì nguy cơ bi ung thư não cũng gia tăng. Để phòng ngừa, người ta phải dùng phương pháp xạ trị để ngăn chặn ung thư lên não.
Ngày nay, xạ trị đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.  Theo RTOG (radiation therapy oncology group: nhóm xạ trị ung thư) thì liều lượng phóng xạ trung bình bắt đầu được sư dụng cho SCLC là 35 Gy và liều lượng cuối cùng là 50 Gy với mục đích là ngăn chặn không cho lan tràn lên não, xương và các bộ phận khác.  
 Một số hóa chất  sử dụng điều trị ung thư (Cytostaticum) thông dụng nhất
Cytostatika (Hóa trị) tác giả: Roger Åkerlund và Fass.se. Báo "Onkologi, den oberoende tidningen för svensk cancervård" (Ung thư, báo độc lập cho việc chăm sóc bệnh ung thư của Thụy Điển) trong những năm 2009-2011.
Nhóm alkylating:
Clorambucil (Leukeran): uống, θ u lympho ác tính (Malignant lymphoma)
Cyclofosfamid (Sendoxan): Uống, Tiêm truyền. θ ung thư bạch cầu,  bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (chronic lymphocytic leukemia), u tủy (myeloma), Ung thư buồng trứng (Ovàrian Cancer), Ung thư vú và Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC: Small Cell Lung cancer)  .
Melfalan (Alkeran): Uống, tiêm truyền, θ U tủy (myeloma)
Ifosfamid (Holoxan): Tiêm truyền, θ Ung thư phổi, Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer), u lympho ác tính(Malignant lymphoma), sarcoma,
Busulfan (Myleran, Busilvex) Uống, θ Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (Chronic myeloid leukemia).
Lomustin
 CCNU (Lomustine): Uống, θ Ung thư não, Ung thư phổi tế bào nhỏ, u lympho ác tính (Malignant lymphoma)
Dacabazin (Dacabazine): Tiêm truyền, θ u lympho ác tính (Malignant lymphoma), Hodgkins lymfoma, sarcoma
Temozolomid (Temodal) Uống, θ U thần kinh đệm ác tính (malignant glioma), Glioblastoma đa dạng (glioblastoma multiforme).
Tiotepa (Thiotepa): Tiêm truyền, θ Ung thư vú, Ung thư buồng trứng,  Ung thư bàng quang (Bladder Cancer).
Carmustin BCNU, Tiêm truyền, θ Ung thư não, Ung thư phổi tế bào nhỏ,
Nhóm antimetabolites.
Metotrexat (Emthexat, Methotrexate): Uống, TM, tiêm truyền, θ bệnh bạch cầu (Leukemia), u lympho ác tính (Malignant lymphoma), sarcoma, Ung thư vú, Ung thư phổi, Ung thư tai, mũi họng, Ung thư bàng quang (Bladder Cancer).
Mercaptopurin (Puri-nethol): Uống, θ bệnh bạch cầu cấp (acute leukemia).
Tioguanin (Lanvis) , Uống, θ bệnh bạch cầu cấp (acute leukemia).
Cladribin (Leustatin): tiêm truyền, θ bệnh bạch cầu tế bào tóc (hair cell leukemia).
Fludarabinfosfat (Fludara): Tiêm truyền, θ Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (chronic lymphocytic leukemia).
Cytarabin (Arabine, Cytarabine, Cyrosar, Depocyte): Tiêm truyền, θ Intrathecal, bệnh bạch cầu cấp (acute leukemia).
Fluorouracil (Fluecedyl): tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, θ ung thư đường tiêu hóa (gastrointestinal cancer), Ung thư vú, Ung thư tai mũi họng.
Gemcitabin (Gemza): Tiêm truyền, θ ung thư tụy (pancreatic cancer), Ung thư phổi.
Pemtrexet (Alimta): Tiêm truyền,  θ Mesothelioma màng phổi ác tính (Malignant  Pleural Mesothelioma)
Nhóm Antimitotic.
Vinlastin (Velbe): tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, θ Hodgkins lymfoma, u lympho ác tính (Malignant lymphoma).
Vincristinr (Oncovin, Vincristine): Tiêm truyền, (tuyệt đối không được sử dụng cho intrathecal)  θ u lympho ác tính (Malignant lymphoma ), Ung thư máu. 
Vindesin (Eldisine): Tiêm truyền, TM, θ Ung thư phổi (không phải Ung thư phổi tế bào nhỏ), non Hodgkins lymfoma, u lympho ác tính (Malignant melanoma). 
Vinorelbin (Navelbine, Navirel): Tiêm truyền, θ Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. 
Etoposid (Eposin, Vepesid, etopofos): Uống , Tiêm truyền, θ Ung thư phổi, Ung thư máu, Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer), u lympho ác tính  (Malignant lymphoma). 
Vumon: Tiêm truyền, θ Ung thư não, u lympho ác tính (Malignant lymphoma). 
Paclitaxel (Taxol, Packlitaxel, Paxene): Tiêm truyền, θ Ung thư vú, Ung thư buồng trứng và Ung thư tử cung. 
Docetaxel (Taxotere): Tiêm truyền, θ Ung thư vú, Ung thư thận. 
Trabectidin (Yondelis): Tiêm truyền, θ leiomyosarcom,  liposarcoma. 
Gefitibib (Iressa) chỉ định ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. 
Lapatinib (Tykerb). 
Sorafenib (Nexavàr) Uống, θ Ung thư tế bào gan  (liver cell carcinoma). 
Sunitinib (Sutent) Uống, θ khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST gastrointestinal stromal tumor), Ung thư thận (renal cell carcinoma). 
Dasatinib (Sprycel): Uống, θ Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (Chronic myeloid leukemia)
Nhóm Antibiotics:
Dactinomycin (Cosmegen) Tiêm truyền, , θ Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer)
Doxorubicin (Adriamycin, doxorubicin, Caelyx, Myocet): θ Ung thư vú, sarcoma. u lympho ác tính (Malignant lymphoma)
Daunorubicin (Cerubidin): Tiêm truyền, θ bệnh bạch cầu cấp (acute leukemia)
Epirubicin (Farmorubicin): Tiêm truyền, θ Ung thư thành bàng quang (Superficial bladder cancer), Ung thư vú
Idarubicin (Zavedos): Tiêm truyền, θ bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (acute myeloid leukemia)
Mitoxantrone (Novàntrone): Tiêm truyền, θ Ung thư vú, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (acute myeloid leukemia), u lympho ác tính (Malignant lymphoma), ....
Bleomycin (Bleomycin): TM, Tiêm truyền, θ bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (acute myeloid leukemia), ung thư ruột kết/trực tràng (colon/rectal cancer)
Mitomycin (Mutamycin, Mitomycin), Tiêm truyền, θ ung thư dạ dày-ruột (gastro-intestinal cancer)
Nhóm Platine
Cisplatin
 (Platinol, Cisplatin): Tiêm truyền, θ Ung thư buồng trứng, ung thư phổi, u lympho ác tính (Malignant lymphoma), Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer)
Carboplatin (Paraplatin, carboplatin): Tiêm truyền, θ Ung thư phổi, Ung thư buồng trứng...
Oxaplatin (Eloxatin): Tiêm truyền, θ Ung thư ruột,
Nhóm Topoisomerase inhibitorschất ức chế men topoisomerase
Irinotecan (Campto) Tiêm truyền, θ ung thư ruột kết/trực tràng (colon/rectal cancer)
Topotecan (Hycamtin): Tiêm truyền, θ Ung thư buồng trứng.
Nhóm Proteinkinase inhibitors: chất ức chế men Protein Tyrosine kinase (còn gọi là thuốc ức chế Tyrosine kinase, có tên chung là Tinib)
Imatinib (Glivec): Uống, θ Ung thư máu
Erlotinib (Tarcevà): Uống θ Ung thư phổi, ung thư tuyến tụy (pancreas).
Niotinib (Tasigna): Uống,  θ  Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (Chronic myeloid leukemia)
Một số thuốc chưa phân nhóm trị bệnh Ung thư:  
Amsacrine (Amecrine)  Tiêm truyền, Ung thư máu
Velcade (Bortezomib): IV, θ đa u tủy (multiple myeloma)
Hydroxycarbamid (Hydrea, hydroxyurea): Uống, θ Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (Chronic myeloid leukemia), tăng tiểu cầu...
Temsirlimus (Torisel) Tiêm truyền, θ Ung thư thận,
Estramustin (Estracyt) Uống, θ ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)
Kết hợp một số hóa chất trị bệnh Ung thư:
 CMF (Cyclofosfamid, Methrotrexate, Fluorouracil): θ Ung thư vú
-  FEC (Fluorouracil, Epirubicin, Cyclofosfamid): θ Ung thư vú
-  CHOP (Cyclofosfamid,  Adriamycin, Oncovin, Prednisolon): θ non- Hodgkins lymfoma
-  MOPP (Musyin, Oncovin, Prednisolon, Prokarbacin): θ Hodgkins lymfoma
-  VÀD (Vincristin, Adriamycin, Deltison): θ myeloma
-  FLV (Fuorouracil, Leukovorin): θ ung thư dạ dày, đại tràng/ung thư trực tràng (gastrointestinal cancer, colon/rectal cancer)
-  BEP (Bleomycin, etoposid, Platinol): θ Ung thư tinh hoàn (Testicular 
Cancer)
Các chữ viết tắt
  1. θ: điều trị
  2. Δ: chẩn đoán
  3. TM: tiêm tĩnh mạch
  4. Intravenös: tiêm tĩnh mạch
  5. Infusion: Tiêm truyền
  6. Malignant: ác tính
  7. Chronic: mãn tính
  8. Metastasis: Di căn
  9. Cerebral metastases: Di căn não
  10. Kháng thể đơn dòngMonoclonal Antibodies
  11. Bệnh bạch cầu (Leukemia),
  12. Bệnh bạch cầu cấp (acute leukemia)
  13. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (acute myeloid leukemia)
  14. Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (chronic lymphocytic leukemia),
  15. Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính (Chronic myeloid leukemia),
  16. Bệnh bạch cầu tế bào tóc (hair cell leukemia).
  17. Đa u tủy (multiple myeloma)
  18. Glioblastoma đa dạng (glioblastoma multiforme).
  19. Mesothelioma màng phổi ác tính (Malignant  Pleural Mesothelioma)
  20. U lympho ác tính (Malignant lymphoma)
  21. U tủy (myeloma),
  22. U thần kinh đệm ác tính (malignant glioma),
  23. Ung thư buồng trứng (Ovàrian Cancer),
  24. Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC: Small Cell Lung cancer)  .
  25. Ung thư đường tiêu hóa (gastrointestinal cancer),
  26. Ung thư tuyến tụy (pancreatic cancer),
  27. Ung thư ruột kết/trực tràng (colon/rectal cancer)
  28. Ung thư dạ dày-ruột (gastro-intestinal cancer)
  29. Ung thư tế bào gan (liver cell carcinoma)
  30. Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST gastrointestinal stromal tumor), 
  31. Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer), 
  32. Ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)
  33. Ung thư bàng quang (Bladder Cancer).
  34. Ung thư thành bàng quang (Superficial bladder cancer), 

1 nhận xét:

  1. Hi chào Bạn,Năm mới Jacky xin chúc bạn một năm mới mạnh khỏe và vạn sự như ý nhé...thân mến !
    p/s ;sorry bạn nhé,bình luận của bạn bên nhà Jack..Jack trả lời không được...không biết tại sao nửa..Mong bạn đừng buồn Jack nha..haizzzza...

    Trả lờiXóa